Đang truy cập: 26 Trong ngày: 97 Trong tuần: 583 Lượt truy cập: 303038 |
05-03-2018 11:24
Độ bền kéo, là thông số ứng suất kéo được ghi nhận tại thời điểm vật liệu bị đứt ở một giới hạn ứng suất nào đó. Độ bền kéo thể hiện khả năng liên kết các vi tinh thể của vật liệu, là đặc tính chịu được lực kéo đứt của vật liệu. Với các vật liệu như cao su, nhựa, vải… độ bền kéo đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Độ bền kéo, là thông số ứng suất kéo được ghi nhận tại thời điểm vật liệu bị đứt ở một giới hạn ứng suất nào đó. Độ bền kéo thể hiện khả năng liên kết các vi tinh thể của vật liệu, là đặc tính chịu được lực kéo đứt của vật liệu. Với các vật liệu như cao su, nhựa, vải… độ bền kéo đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Máy thử kéo điện tử kết nối máy tính WDW-10 của TBT
Máy thử kéo là thiết bị sử dụng để kiểm tra độ bền kéo của vật liệu. Máy thử kéo có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp như: Vải sợi, vật liệu composite, cao su, kết cấu thép, cơ khí đúc và luyện kim, cẩu trục và thiết bị nâng hạ …
Máy thử kéo có loại chỉ sử dụng để kiểm tra độ bền kéo của vật liệu (như trong ngành dệt may, vật liệu composite, cao su…) và loại có thể kiểm tra độ bền kéo và nén của vật liệu (như trong ngành luyện kim, kết cấu.) Tùy từng lĩnh vực mà máy có thiết kế với các yêu cầu kỹ thuật phù hợp như: Tải trọng, cấp chính xác, tốc độ kéo…
Thử độ bền kéo của vải dệt thoi
Ngoài cơ cấu truyền lực thì load cell đo lực (với máy thử kéo điện tử) và bộ đo độ giãn dài là hai bộ phận quan trọng nhất của một máy thử kéo, quyết định trực tiếp đến độ chính xác của kết quả đo và độ tin cậy của phép đo.
Load cell là một loại cảm biến, sử dụng để chuyển đổi lực hoặc trọng lượng thành tín hiệu điện, load cell đo và quyết định độ chính xác của giá trị lực kéo tác dụng lên mẫu. Có hai loại load cell đo lực là load cell tương tự và load cell số, load cell số có chí phí đầu tư cao nhưng tính hiệu tốt, có thể xử lý tín hiệu băng máy tính và điểm quan trọng hơn cả là load cell số là một thiết bị hoạt động độc lập với hệ thống, do đó có thể dễ dàng tháo rời và thay thế khi cần thiết.
Bộ đo độ giãn dài kiểu tiếp xúc
Bộ đo độ giãn dài sử dụng để đo độ độ giãn dài của mẫu kiểm tra, kết hợp với lực kéo để xây dựng lên biểu đồ ứng suất kéo của mẫu kiểm tra. Việc phân tích, tính toán và vẽ biểu đồ hiện nay được thực hiện bằng hệ phần cứng và phần mềm chuyên dụng được đặt trong thân máy kết nối với hệ thống máy tính đi kèm theo các máy thử kéo điện tử số (như phần mềm m223c của máy kéo WDW-10). Bộ đo độ giãn dài có hai loại: Loại không tiếp xúc và loại tiếp xúc với mẫu kiểm tra. Loại không tiếp xúc (cảm biến) có chi phí đầu tư cao hơn nhưng có độ chính xác cao, không chịu sự va chạm của mẫu kiểm tra sau khi đứt (đặc biệt là với vật liệu cao su).
Bộ đo độ giãn dài không tiếp xúc sử dụng laser hồng ngoại
Tùy vào yêu cầu kiểm tra và điều kiện kinh tế, người sử dụng có thể lựa chọn loại máy thử kéo có tải trọng và loại load cell hay bộ đo độ giãn dài phù hợp.
Người gửi / điện thoại
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN
Vui lòng upload thêm ảnh cho slide, tối thiểu 6 ảnh
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THIÊN QUANG
Địa chỉ: Số 5, Hẻm 3/55/111, Đường Yên Lộ, P.Yên Nghĩa, Q.Hà Đông, TP. Hà Nội
VPGD: Lô 38 -Liền kề 10 - Khu đô thị Văn Khê - Quận Hà Đông - TP Hà Nội
Điện thoại: 0243 357 0109/ 0948 132 261 Email: thienquangett@gmail.com