Đang truy cập: 3
Trong ngày: 30
Trong tuần: 174
Lượt truy cập: 278608

Tìm hiểu máy đo độ dày kim loại

05-03-2018 14:16

Hiện nay, phương pháp đo chiều dày vật liệu phổ biến và nhanh nhất (đối với những đối tượng không thể đo bằng thước) là sử dụng các máy đo độ dày kim loại bằng sóng siêu âm. Phương pháp này có thể đo chiều dày hầu hết các loại vật liệu thông thường như kim loại, gốm, thủy tinh, nhựa…với dải đo rộng và độ chính xác cao.

Hiện nay, phương pháp đo chiều dày vật liệu phổ biến và nhanh nhất (đối với những đối tượng không thể đo bằng thước) là sử dụng các máy đo độ dày kim loại bằng sóng siêu âm. Phương pháp này có thể đo chiều dày hầu hết các loại vật liệu thông thường như kim loại, gốm, thủy tinh, nhựa…với dải đo rộng và độ chính xác cao.

Hiện tại, có hai loại máy đo độ dày kim loại, loại thứ nhất đầu dò phải tiếp xúc trực tiếp với vật liệu cần đo (tức phải cạo bỏ lớp sơn phủ trước khi đo). Loại thứ hai có thể đo chiều dày đối tượng mà không cần phải cạo bỏ lớp sơn phủ trước khi đo. Với loại thiết bị này, trong khi đo thiết bị đã tự tính toán và trừ chiều dày của lớp phủ khi hiển thị kết quả. Thiết bị này có giá cao hơn nhiều so với loại còn lại.

ett11

Bộ thiết bị đo chiều dày thành sonowall 50

Với công nghệ hiện đại và uy tín lâu năm, các dòng máy đo chiều dày kim loại của Đức vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. Một số hãng nổi tiếng như SONOTEC thậm chí đã nâng cấp cấu hình của chiếc máy đo chiều dày kim loại cho phép nó có thể sử dụng như một máy siêu âm cầm tay nếu người sử dụng có yêu cầu. Tuy nhiên, thiết bị có giá thành khá cao nên người sử dụng có thể lựa chọn dòng máy của Mỹ như Defelsko có giá thành thấp hơn, đáp ứng tốt với những yêu cầu QC không quá khắt khe.

ett12

Máy đo chiều dày kim loại UTG C1 của Defelsko

Để lựa chọn một chiếc máy đo chiều dày thành hợp lý, người sử dụng cần xác định rõ các yếu tố: Loại vật liệu cần đo và độ dày thường xuyên đo (để lựa chọn đầu dò hợp lý) vì sóng siêu âm phụ thuộc mạnh vào tính chất vật liệu, vật liệu có tính suy giảm âm mạnh như cao su, nhựa dẻo thì nên dùng đầu dò tần số thấp, vật liệu kim loại, kính,.. có đặc tính truyền âm tốt thì nên dùng đầu dò có tần số cao. Ngoài ra, cần chú ý đến hình dáng của vật liệu đặc biệt là với đối tượng ống, ống càng nhỏ đo càng kém chính xác, kết quả đo chính xác nhất khi diện tích tiếp xúc của đầu dò với đối tượng là lớn nhất.

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Vui lòng upload thêm ảnh cho slide, tối thiểu 6 ảnh

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THIÊN QUANG

Địa chỉ: Số 5, Hẻm 3/55/111, Đường Yên Lộ, P.Yên Nghĩa, Q.Hà Đông, TP. Hà Nội

VPGD: Lô 38 -Liền kề 10 - Khu đô thị Văn Khê - Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Điện thoại: 0243 357 0109/ 0948 132 261   Email: thienquangett@gmail.com